Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Blog » Cảm Nghĩ Của Những Người Bạn Mỹ

Cảm Nghĩ Của Những Người Bạn Mỹ

Karen & Allan

Chào bạn Phô,

Thật tuyệt vời được gặp bạn và Kiệt tại Khóa Tu tập Chuyển hóa tại Tu viện Lộc Uyển. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn bạn đã tặng cuốn sách rất hay cho Karen và tôi.

Tôi rất quý cuốn Đường Xưa Mấy Trắng và đọc mỗi buổi sáng. Tôi thức dậy lúc 5 giờ sáng, ra thiền phòng ngồi yên với một cây đèn sáp, nén hương, tách trà, rồi đọc cuốn sách. Cho đến hôm nay tôi đã đọc được 215 trang, nhưng phần lớn thời gian là đọc lại và ghi chú rất nhiều.

Tôi đã chụp 4 tấm hình bằng cái iPhone 4 của tôi nhưng chất lượng không tốt lắm. Tấm hình thứ ba là hình Đức Phật, chiếc chuông và cuốn sách bạn Phô đã tặng cho chúng tôi. Bạn vui lòng dịch sang tiếng Anh giúp tôi nội dung tấm hình thứ tư nhé!

Thân mến,

Karen & Allan

Mrs. Joni Edison

Bà Joni Edison tốt nghiệp Thạc sĩ Xã hội, làm việc tại các Cơ quan Xã hội Hoa Kỳ trên 30 năm. Bà là Người Điều Hành Chương trình Giúp trẻ em bị Ngược đãi tại Sacramento County.

Bà đã đến d bui Buffet Chay ti Sacramento ca HTBQTA năm 2015. Mi tháng Bà ng h Hi $54 khu tr vào tin lương, tc là $650 mi năm. Tuy nhiên, t chc trung gian chuyn tin t Sacramento County đến Hi đã thu l phí 15%, tc là $97.5, Hi ch còn nhn đưc $552.50!)

Nghĩ v Hi T Bi Quán Thế Âm

Tôi biết rất nhiều hội đoàn và cá nhân được thành lập với mục đích giúp đỡ những người thiếu may mắn. Cá nhân tôi là một người có đầy đủ tiện ích về sức khỏe, giáo dục, việc làm, và các tiện nghi khác. Tôi luôn ý thức rằng có nhiều người quanh tôi không có những lợi ích mà tôi đang có. Cũng như nhiều người khác muốn đóng góp tài chánh để giúp cho những người khốn khổ, tôi thường e ngại rằng tiền bạc và thiện chí giúp đỡ của tôi sẽ không đến được tận tay người bất hạnh.

Đồng nghiệp của tôi là Trần Duy Phô đã giới thiệu tôi đến với Hội Từ Bi Quán Thế Âm bốn năm trước đây. Ngay lập tức, tôi nhận thấy một điều gì đó khác biệt ở hội từ thiện này. Đó chính là tình thương và mối liên hệ trực tiếp giữa các thành viên với những người nhận trợ giúp. Các thành  viên nỗ lực gây quỹ và rồi chính họ trực tiếp chuyển giao tịnh tài, tịnh vật.

– Các hội viên hoặc cộng tác viên tới tận nhà các em khuyết tật tặng quà mặc dù các em ở tại những thôn xóm xa xôi hoặc núi đồi hiểm trở.

– Các em học sinh được tặng xe đạp để có phương tiện tới trường.

– Học bổng cho những em học sinh nghèo.

– Giúp xe lắc cho những người khuyết tật để họ tự kiếm sống.

– Đến Phi Luật Tân cứu trợ nạn nhân bão lụt, sóng thần.

– Đến Nepal giúp nạn nhân động đất bằng tiền mặt, mền, tôn lợp nhà, giếng bơm nước uống.

Điều độc đáo và tốt đẹp của HTBQTA là các thành viên đến nhà thăm và trao quà tận tay cho người thọ nhận. Điều này thể hiện lòng cảm thông và tình thương thật tuyệt vời. Qua việc thăm viếng giúp đỡ từng người, nắm tay người khổ nạn, các thành viên HTBQTA đã chuyền cho họ một hơi ấm tình thương, đã gieo vào lòng họ một niềm tin yêu hy vọng.

HTBQTA là nhịp cầu nối liền giữa chúng tôi, những người có đầy đủ tiện nghi, với những người đang sống trong đau khổ. Tôi sẽ tiếp tục ủng hộ việc thiện của HTBQTA.


Suni Camerer

Kính gửi Hội Từ Bi Quán Thế Âm.

Tôi được biết đến HTBQTA thông qua anh bạn đồng nghiệp của tôi tên Phô Trần. Anh đã giải thích cho tôi hiểu làm sao mà Hội có thể giúp đỡ các trẻ em nghèo khó. Tôi nghèo; tôi không có quà cho lễ Giáng Sinh, nhưng anh Phô đã giúp tôi thấu hiểu cái nghĩa của nghèo khó. Có bao trẻ nhỏ tật nguyền cùng với bao bệnh nhân ung bướu sống trong cảnh đáng thương, thiếu thức ăn và phương tiện đi lại. Được rồi anh Phô, anh muốn tôi khóc sao? Tôi không thể cứu thế gian, nhưng anh Phô nói rằng các em này được cung cấp xe đạp, xe lăn và thức ăn từ Hội.

Những bàn tay nhân ái của HTBQTA không có biên giới. Anh Phô nói các Cộng tác viên đã cùng nhau giúp đỡ những người khó khăn ở Việt Nam, Ấn Độ, Phi Châu, Haiti, Nhật Bản, Việt Nam, và những người vô gia cư ở Hoa Kỳ. Anh trình bày cách hoạt động của Hội: thu lượm lon chai recycle, đan khăn len, rửa xe… để giúp cho những sự kiện như là phòng ngừa ung thư. Ngay cả số tiền quyên góp nhỏ nhoi như 01 Mỹ kim cũng làm nên sự khác biệt. Anh Phô nói những số tiền nhỏ nhoi từ những nhà hảo tâm đã góp phần lớn cho tổng thu của Hội trong năm.

Cuộc trò chuyện càng tiếp diễn, tôi trở nên càng có nhiều hy vọng hơn và biết được rằng anh Phô là tình nguyện viên của Hội trong suốt 15 năm qua. Thật đáng nể! Anh và gia đình của mình đã biểu hiện tấm lòng hy sinh khi giúp đỡ những người khốn khó thiếu may mắn. Vậy cho nên tôi nhận ra một cách để mình có thể quyên tiền cho HTBQTA là quyên góp mỗi 25 xu cho mỗi ly cà phê tôi uống. Tôi hy vọng là tháng sau có thể đưa cho anh một đống tiền xu. Cảm ơn anh về buổi trò chuyện thú vị sáng nay, nhất là cảm ơn anh đã giúp tôi giác ngộ trong mùa Giáng Sinh này.

Chị Suni thân mến,

Tôi thật sự cảm động khi đọc được những dòng cảm tưởng của chị về cuộc trò chuyện thân mật sáng nay. Chị viết: “Tôi nghèo, tôi không có quà cho lễ Giáng Sinh,” đã nhắc tôi nhớ đến cảnh nghèo khó của tôi khi còn nhỏ ở Việt Nam.

Tôi đã trải qua nhiều sóng gió chông gai mà những người tật bệnh, hoạn nạn, nghèo khổ đang cam chịu; chính vì vậy mà tôi đã tình nguyện tham gia các hoạt động từ thiện từ lúc còn học lớp 8. HTBQTA được chính quyền tiểu bang California công nhận vào ngày 4/12/2006. Thật ra, Hội là sự tiếp nối không ngừng của các anh chị hội viên và tôi khi còn ở Việt Nam và suốt 10 năm dài tại Hoa Kỳ, trước khi Hội trở thành một tổ chức phi lợi nhuận.

Thay mặt cho những người nhận trợ giúp, tôi cám ơn chị vì sự đóng góp của chị hôm nay và trong tương lai. Chị có biết không, 25 xu có thể giúp một em bé tật nguyền ăn no trong 2 ngày đó! Chúng tôi không lưu tâm đến số tiền mà những nhà hảo tâm tặng biếu nhiều hay ít; thay vào đó, chúng tôi trân quý tấm lòng độ lượng tràn đầy tình thương và sự cảm thông của họ. Tôi sẽ luôn quý mến tấm lòng thân ái mà chị, người đồng nghiệp của tôi, biểu hiện.

Chúc chị mùa Giáng Sinh An lành và Năm Mới Hạnh phúc!

Phô Trần

Việt dịch: Yen Tu

Kiệt Trương

Xin chúc mừng Chú Phô một tuần tu tập nhiều lợi lạc, kết được nhiều bạn tu đến từ nhiều nơi, đem tình thương của Đặc san Hiểu & Thương đến với nhiều người Mỹ, và đặc biệt là đã làm “chấn động” Tu viện Lộc Uyển qua bài hò Huế với giọng cao chót vót mà Thầy MC đã phát biểu là “This is the best Vietnamese ballad I’ve ever seen” (Đây là bài dân ca Việt Nam hay nhất mà tôi đã nghe)!

Thêm vào đó, cả Hội trường đều vui vẻ vẫy tay chào mừng nồng nhiệt nhưng trong yên tịnh khi chú Phô dùng làn điệu “hò mái nhì” để diễn đạt một bài thi kệ tiếng Anh.

Cháu,

Kiệt